K=K là thuật ngữ viết tắt của Không phát hiện = Không lây truyền, trường hợp này là khi một người nhiễm HIV có tải lượng virus đạt dưới ngưỡng phát hiện (tải lượng virus HIV dưới 200 bản sao/1ml máu) thông qua điều trị ARV, và có cơ hội ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.

Vậy K=K áp dụng cho đường lây truyền nào và không dành cho đường nào?

“Không phát hiện = Không lây truyền” dành cho đối tượng ngăn ngừa lây nhiễm HIV qua đường tình dục

Chúng ta có thể kể đến những Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ (US.CDC) cũng đã xác nhận rằng việc kiểm soát tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ không ảnh hưởng khi quan hệ tình dục sau khi điều trị điều trị hiệu quả bằng ARV.

Tất cả các cuộc nghiên cứu liên quan được thực các châu lục và chủng tộc khác nhau bằng cách cho người chưa nhiễm HIV quan hệ tình dục với người nhiễm HIV có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu (không phát hiện), kết quả cho thấy họ không bị nhiễm HIV (không lây truyền). Những người chưa nhiễm HIV trong các nghiên cứu trên bao gồm cả những người quan hệ tình dục đồng giới; quan hệ tình dục khác giới nhưng không sử dụng bao cao su hay thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV.

Cần khẳng định rằng khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút nghĩa là tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu sẽ chỉ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục tức là ngay cả khi duy trì được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện cũng chỉ không làm lây truyền HIV sang bạn tình qua quan hệ tình dục.

K=K sẽ không áp dụng được cho lây truyền từ mẹ sang con

Vì đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định khi tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt được và duy trì được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện mà người phụ nữ đó mang thai sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi mang, khi sinh hoặc khi cho con bú bằng sữa mẹ.

K=K cũng không áp dụng để phòng lây nhiễm HIV qua đường máu

Mặc dù khi tải lượng vi rút trong máu khi điều trị ARV có thể ở mức thấp. Do vậy không sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, sử dụng các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với máu để tránh bị lây nhiễm HIV.

Không phát hiện = Không lây truyền cũng không áp dụng cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

K=K chỉ áp dụng cho những người đang điều trị HIV bằng ARV, cho nên đối với những đối tượng có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng phát hiện 200 bản sao/ml máu vẫn cần phải tầm soát các nhiễm trùng lây qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà,…. Và sử dụng bao cao su đúng cách vẫn là phương pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa STIs.

#Glink #K=K #HIV

Tin liên quan

  • Tình dục an toàn trong Kỷ nguyên Kỹ thuật số: Thách thức và Cơ hội

    Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cuộc sống của chúng ta ngày càng bị chi phối bởi công nghệ, từ cách chúng ta giao tiếp, học tập đến cách chúng ta làm việc và duy trì các mối quan hệ cá nhân. Trong bối cảnh đó, tình dục an toàn cũng đang trải qua những…

  • Tại sao giáo dục tình dục toàn diện quan trọng?

    Giáo dục tình dục toàn diện (Comprehensive Sexuality Education – CSE) là một công cụ quan trọng trong việc trang bị cho mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên, kiến thức và kỹ năng để đưa ra những quyết định an toàn và đúng đắn liên quan đến sức khỏe tình dục và sinh…

  • Cập nhật những phương pháp phòng ngừa STIs hiệu quả 2024

    Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một trong những vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên toàn cầu, với hàng triệu ca nhiễm mới mỗi năm. Mặc dù nhiều bệnh STIs có thể điều trị được, nhưng một số có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu…

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED