Từ tháng 9/2015, WHO khuyến cáo những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nên sử dụng PrEP (viết tắt của Pre-Exposure Prophylaxis hay dự phòng trước phơi nhiễm HIV). Tính tới thời điểm hiện tại, PrEP là một biện pháp dự phòng HIV có hiệu quả đáng kinh ngạc. Có thể nói, PrEP đang trở thành một trong những kỳ vọng chấm dứt HIV toàn cầu.
PrEP – Dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Sẽ có nhiều người băn khoăn với câu hỏi PrEP là gì, có đáng tin cậy như những lời quảng cáo? PrEP được viết tắt từ cụm từ Pre-Exposure Prophylaxis. PrEP là loại thuốc ngăn ngừa nhiễm HIV ở những người không nhiễm bệnh. Tuy nhiên, PrEP không dành cho tất cả mọi người, PrEP đặc biệt dành cho nhóm người có nguy cơ mắc HIV cao.
Thuốc PrEP được sản xuất dưới dạng viên nén uống trực tiếp, rất thuận tiện cho người sử dụng.
Hiệu quả của PrEP hơn 90%
Các thử nghiệm về PrEP đã diễn ra ở châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hiệu quả của thuốc đã được ghi nhận sau những thử nghiệm lâm sàng trên nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, người dị tính và cả những người tiêm chích ma túy. Tuy nhiên, để PrEP có thể phát huy được tối đa hiệu quả, người dùng phải tuân thủ việc uống thuốc mỗi ngày và đúng giờ.
Cần làm gì trước khi sử dụng PrEP?
Trước khi sử dụng PrEP, người dùng cần phải xét nghiệm HIV, và nên xét nghiệm cả chức năng gan và thận. Người dùng đặc biệt lưu ý, thuốc PrEP chỉ dành cho những người âm tính với HIV.
Nghiên cứu IPrEx về độ an toàn lâu dài của PrEP với thận, xương, đã khuyến cáo như sau: không sử dụng PrEP nếu eGFR < 60 ml/phút. Nếu xuống dưới 60ml/phút thì phải dừng PrEP ngay. Cũng theo một nghiên cứu lâm sàng của IPrEx thì mật độ khoáng xương có dấu hiệu giảm khoảng 0,4 – 1,5% khi mới sử dụng PrEP. Tuy nhiên, sau một thời gian, mật độ khoáng xương trở lại mức ban đầu.
PrEP có những tác dụng phụ nào và cách xử trí?
Thuốc PrEP ít có tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu có thì chỉ có chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy… xảy ra trong vài ngày đầu sử dụng. Nếu hiện tượng trên kéo dài hơn 2 tuần, nên nhanh chóng đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh.
Đến đâu để khám & tư vấn về PrEP?
Ngành Y tế đã triển khai nhiều giải pháp như tìm các ca bệnh cũ qua rà soát từ bệnh viện, cơ sở điều trị HIV; tìm ca bệnh mới từ cộng đồng thông qua các cơ sở cung cấp dịch vụ, rà soát trong các nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao v.v… đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền đưa PrEP đến gần hơn với nhóm người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Vì thế, người dùng không khó khi muốn muốn tiếp cận với PrEP.
Để sử dụng PrEP, người dùng có thể đến các cơ sở y tế nhà nước để thăm khám và tư vấn về việc sử dụng PrEP hoặc đến các phòng khám tư nhân có cung cấp các dịch vụ này. Tại TP.HCM, người dùng PrEP có thể đến một trong các địa điểm thuộc hệ thống phòng khám Glink.
PrEP có miễn phí?
Hiện tại, các chuỗi phòng khám của Glink đang có nhiều hình thức cung cấp PrEP. Khách hàng có thể chọn tiếp cận PrEP phù hợp với yêu cầu và tình trạng tài chính cá nhân. Tuy nhiên, hiện tại Glink cũng đang tham gia chương trình cung cấp PrEP miễn phí. Để biết rõ về chương trình, khách hàng có thể liên đến trực tiếp các phòng khám hoặc gọi điện thoại để được tư vấn.
—
PrEP hiện nay đang được cung cấp tại các phòng khám Glink, hãy liên hệ với phòng khám trong mạng lưới Glink gần nhất để được tư vấn, xét nghiệm HIV và hỗ trợ điều trị HIV (ARV) nếu nhiễm!