Đại dịch COVID-19 đã lấy đi rất nhiều thứ của chúng ta, đó là mồ hôi, là nước mắt và những sự hi sinh. Nhưng không thể nào có thể không nhắc đến đó là sự chung tay cùng nhau dập dịch từ đội ngũ bác sĩ, những chiến sĩ và những người từ những công việc thầm lặng nhưng không hề nhỏ bé – các điều dưỡng viên.

Gần 4 tháng, từ cuối tháng 12/2021 đến hết tháng 3/2022, hơn 13 điều dưỡng tại khoa truyền nhiễm BVĐK Đống Đa ở luôn bệnh viện để thực hiện chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

“Hơn 4 tháng, 13 điều dưỡng tại Khoa Truyền nhiễm (BVĐK Đống Đa) thay nhau, xoay tua thực hiện các công việc để đảm bảo chăm sóc bệnh nhân được tốt nhất từ khâu vệ sinh cá nhân, ăn uống đến thực hiện các công việc chuyên môn như tiêm truyền, thuốc thang… 24/24 giờ điều dưỡng luôn có mặt tại buồng bệnh” – Đó là phút trải lòng của điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Mai Hương – Khoa Truyền nhiễm BVĐK Đống Đa.

BVĐK Đống Đa ban đầu được giao chỉ tiêu 50 giường bệnh, nhưng bệnh nhân nhập viện lên đến hơn 100 người, chỉ tiêu tăng lên 150 giường thì số bệnh nhân lại tăng lên 300 người. Rồi các bệnh nhân nhập viện cấp cứu, theo quy định các khu thu dung phải liên hệ trước với bệnh viện, tuy nhiên vẫn có rất nhiều bệnh nhân không liên hệ trước, mà tình trạng nguy kịch nên bệnh viện vẫn tiếp nhận.

Bệnh nhân đông lại chủ yếu là người bệnh nặng (người cao tuổi, bệnh nền mạn tính, người bệnh thể trạng béo phì…) trong khi đó nhân lực lại hạn chế nên công việc rất áp lực. Mặc dù bác sĩ khuyến khích người nhà vào chăm nhưng có rất ít trường hợp, công việc chủ yếu vẫn là điều dưỡng, hộ lý thực hiện.

Trong khoa, chủ yếu là các điều dưỡng trẻ, con còn nhỏ, tuy nhiên các công việc gia đình đều phải gác lại, nhiều điều dưỡng phải gửi con về quê. Hai tháng đi chống dịch tại khu thu dung ở Hoàng Mai, chưa kịp sắp xếp thời gian về với con thì lại nhận nhiệm vụ chống dịch tại bệnh viện. Do vậy, có những điều dưỡng gần cả năm không được về thăm con. Thậm chí có điều dưỡng công việc áp lực quá phải cai sữa gấp cho con để kịp thời đi chống dịch.

Nhiều điều dưỡng con đã lớn hơn, tuy nhiên các con cũng chưa bao giờ xa mẹ lâu vậy nên nhiều cháu nhớ mẹ gọi điện khóc suốt. Với lại ở nhà với bố cũng không được giống mẹ, con chị mặc dù học lớp 8 rồi nhưng ngày nào cũng gọi điện bảo nhớ mẹ, bao giờ mẹ về để làm món ăn ngon.

“Làm nghề điều dưỡng tuy có không ít những khó khăn, vất vả nhưng cũng có rất nhiều niềm vui. Nhiều người bệnh được chúng mình chăm sóc, sau này khỏi bệnh thỉnh thoảng họ vẫn gọi điện, nhắn tin hỏi thăm, cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng đã tận tình tình chăm sóc, điều trị. Đây là sự ghi nhận của người bệnh với những hy sinh, cống hiến của chúng mình mà không có bất cứ giá trị vật chất nào có thể đo đếm được.”

#LIFE #LIFECentre #AroundU

 

 

Tin liên quan

  • Cẩn trọng với bệnh đầu mùa khỉ: đã phát hiện 5 ca nhiễm ở Tp.HCM

    Trong xu thế toàn cầu hóa, giao thương du lịch dễ dàng giữa các quốc gia như hiện nay, nguy cơ bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào và lây lan là hoàn toàn có thể. Các ca đậu mùa khỉ lây nhiễm nội địa chứng tỏ bệnh đã du nhập vào Việt Nam và…

  • Tăng huyết áp và HIV

    Huyết áp là áp lực mà trái tim đang của bạn tạo ra trong các mạch máu mang máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy việc đo huyết áp thường xuyên là rất quan trọng. Tăng huyết áp có thể gây căng thẳng…

  • Thử nghiệm giả thuyết lặp đi lặp lại trong nghiên cứu vắc-xin HIV: hướng tới thành công

    Sự phát triển của vắc-xin HIV vẫn là một mục tiêu quan trọng đối với sức khỏe toàn cầu. Các phương pháp phòng ngừa mới và đang nổi lên, chẳng hạn như dự phòng trước phơi nhiễm tác dụng kéo dài, có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, nhưng người ta chấp nhận…

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED