Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn, xét nghiệm để xác định liệu bạn có nhiễm Lậu hay không!

Các sự thật về bệnh Lậu

  • Lậu là tình trạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, do lậu cầu khuẩn gây ra.
  • Bất kỳ ai có quan hệ tình dục đều có thể nhiễm lậu. Lậu xuất hiện phổ biến ở nhóm tuổi thanh thiếu niên, tuy nhiên có thể gặp ở bất kỳ nhóm tuổi nào.
  • Lậu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách.
  • Nếu không được điều trị, bệnh lậu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bệnh lậu có những triệu chứng gì?

Bạn có thể nhiễm lậu ở hậu môn, mắt, miệng, dương vật, hay vòm họng.

Các triệu chứng rất khó nhận biết. Nếu có, các triệu chứng này có thể thay đổi tùy theo bộ phận trên cơ thể nhiễm bệnh.

Nếu nhiễm lậu ở dương vật, thường xuất hiện các triệu chứng sau:
– Đau, rát khi tiểu tiện
– Xuất hiện dịch, mủ từ dương vật
– Bìu dái sưng, đau

Nếu nhiễm lậu ở trực tràng, thường xuất hiện các triệu chứng:
– Ngứa, sưng, chảy máu và (hoặc) dịch mủ từ trực tràng, đau khi đại tiện.

Nếu nhiễm lậu ở hầu họng, thường xuất hiện triệu chứng viêm họng dai dẳng, kém đáp ứng với điều trị thông thường.

lau2
Khi nào tôi nên làm xét nghiệm Lậu?

Bạn nên làm xét nghiệm lậu, nếu:

  • Thấy cơ thể mình xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như các gợi ý ở phần trước.
  • Khi biết bạn tình nhiễm lậu hoặc xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ lậu.
  • Nếu bạn là người đồng tính nam, song tính hoặc nam giới có quan hệ tình dục với nam giới, bạn nên làm xét nghiệm lậu định kỳ mỗi năm.

Làm thế nào để tôi phát hiện mình nhiễm Lậu?

Hãy đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và làm xét nghiệm.

Lậu có thể điều trị được không?

Có thể, bệnh Lậu có thể điều tị khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh đặc hiệu.

Khi điều trị lậu, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Muốn thật sự hết bệnh, phải sử dụng đủ liều thuốc được kê toa.
  • Sử dụng đủ số lượng thuốc được kê toa.
  • Triệu chứng lậu thường giảm hẳn sau vài ngày và mất đi sau một tuần điều trị. Nếu vẫn còn triệu chứng lậu sau khi điều trị, hãy quay lại gặp bác sĩ.

Nếu tôi nhiễm Lậu, liệu bạn tình của tôi có nhiễm không?

Bạn tình của bạn cũng có thể đã nhiễm lậu.

Hãy thông báo cho bạn tình gần đây nhất của mình để họ có thể đi xét nghiệm và điều trị.

Ngưng quan hệ tình dục cho tới khi cả bạn và bạn tình điều trị khỏi bệnh, để cả hay không lây truyền lại cho nhau.

  • Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn tình của bạn đang điều trị Lậu.
  • Hãy đến gặp bác sĩ nếu như bạn hay bạn tình của bạn phát hiện thấy có bất kỳ triệu chứng gì nghi ngờ lậu, như dịch tiết bất thường ở dương vật, hậu mon hay âm đạo.
  • Nếu nhiễm lậu, hãy làm xét nghiệm để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đườn tình dục khác.
  • Hãy thông tin cho bạn tình gần đây nhất của mình để họ cũng có thể đi làm xét nghiệm.
  • Hãy cùng bạn tình trao đổi một cách cởi ở và chân thành với bạn tình của mình về bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Hệ thống phòng khám Glink Việt Nam

  • Miền Nam
    • Phòng khám Tp.HCM 1: 224/28 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10 – Hotline: 0932108534Fanpage
    • Phòng khám Cần Thơ: 152/18A Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều – Hotline: 0787787455Fanpage
  • Miền Bắc
    • Phòng khám Hà Nội: 18 Ngõ 9, Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng – Hotline: 0931236534Fanpage
  • Miền Trung
    • Phòng khám Nghệ An: 5A/112 Lệ Ninh, phường Quán Bàu, thành phố Vinh – Hotline: 0913140234Fanpage

Tin liên quan

  • 6 Nhóm thuốc ARV bạn cần biết

    Có sáu loại thuốc kháng vi-rút chính. Các lớp khác nhau hoạt động ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời HIV để ngăn chặn nó tạo ra vi-rút mới. Nói chung, thuốc từ hai (hoặc đôi khi là ba) lớp được kết hợp để đảm bảo tấn công kết hợp vào HIV. Những điểm chính Có…

  • Tại sao phải tuân thủ điều trị HIV?

    Vì HIV cần điều trị suốt đời, điều quan trọng đối với người nhiễm HIV là thường xuyên đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Chăm sóc y tế đang thực hiện bao gồm theo dõi để đảm bảo chế độ điều trị HIV của một người đang kiểm soát vi-rút. 1….

  • Sàng lọc lao ở người có HIV

    Lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người có HIV. Tuy nhiên, nếu được sàng lọc thường xuyên và điều trị dự phòng sớm, kết hợp với việc tuân thủ điều trị ARV, người nhiễm HIV sẽ càng giảm khả năng mắc phải các bệnh lao. Tại Hội nghị Khoa học Quốc…

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED