Theo chân PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế để làm rõ chiều hướng dịch HIV có cơ hội quay trở lại cộng đồng và những biện pháp ngăn chặn mối nguy này.
Cùng PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, chúng ta cùng điểm lại những con số đã được ghi nhận vào cuối tháng 9/2022:
- Tổng số người nhiễm HIV hiện hữu tính tới thời điểm làm thống kê là 219.146 trường hợp và người mang HIV đã tử vong tích lũy đến nay là 112.146 trường hợp.
- Tính trong năm 2022 ( từ tháng 1 đến tháng 9), cả nước phát hiện 7.189 trường hợp nhiễm HIV mới, trong đó có 85% là nam giới. Chúng ta cần kể đến là trường hợp người nhiễm HIV ngày càng có xu hướng trẻ hóa khi độ tuổi từ 16 đến 29 chiếm đến 48,9% và độ tuổi từ 30 đến 39 chiếm 28,7%.
- Trong những năm gần đây, người nhiễm HIV phát hiện gần 10.000 dến 12.000 trường hợp mỗi năm, giảm khoảng 60% so với 15 năm trước ( mỗi năm phát hiện hơn 30.000 người nhiễm HIV).
- Chúng ta cần phải nhận thấy rằng hình thái dịch có dấu hiệu thay đổi khi 10 năm trở về trước nhóm nhiễm HIV chủ yếu là qua đường máu (nghiện chích ma túy), nhưng tính từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ lây truyền HIV qua đường tình dục ngày càng tăng lên (từ 65% lên 82.2% năm 2022). Và đối tượng trong giai đoạn này chủ yếu là nam giới, đặc biệt là các bạn trong cộng đồng MSM.
PGS.TS. Phan Thị Thu Hương muốn nhấn mạnh “ hình thái dịch có dấu hiệu thay đổi rõ ràng, nếu không có biện pháp phòng, chống HIV/AIDS kịp thời và phù hợp thì có nguy cơ dịch quay lại.”
Vậy theo PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, chúng ta sẽ có những biện pháp nào?
Dự phòng trước phơi nhiễm PrEP
Trong tình hình dịch như hiện nay thì PrEP luôn là giải pháp hàng đầu, sử dụng PrEP đạt hiệu quả bảo vệ 97% qua quan hệ tình dục và 74% qua đường tiêm chích và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo khuyên dùng.
Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cũng như các đơn vị tư nhân trong chương trình dự phòng trước phơi nhiễm PrEP đã mang lại những con số tích cực. Bên cạnh những nỗ lực ấy là sự góp sức từ các dự án PEPFAR và dự án Quỹ toàn cầu đã giúp cho PrEP đã có mặt trên toàn lãnh thổ với 210 cơ sở điều trị (49 cơ sở PrEP tư nhân) phân bố tại 29 tỉnh thành. Tổng số khách hàng trong chương trình dự phòng trước phơi nhiễm PrEP ít nhất 1 lần sử dụng dịch vụ đạt 60.265 khách hàng.
Việc cung cấp PrEP được xây dựng dựa trên nhu cầu cũng như là mong muốn PrEP tiếp cận được nhiều khách hàng nhất có thể, chính vì thế, PrEP ra đời với nhiều loại mô hình khác nhau: PrEP được cung cấp trực tiếp tại các cơ sở y tế công lập, các phòng khám tư nhân và các phòng khám OSS; PrEP lưu động; PrEP từ xa (TelePrEP); PrEP tại Trạm y tế xã lồng ghép trong chăm sóc sức khỏe ban đầu; PrEP tại cộng đồng (kết nối CBOs trong xét nghiệm tại cộng đồng và phối hợp với cơ sở y tế trong cung cấp dịch vụ PrEP),…
Tăng cường truyền thông giảm kì thị phân biệt đối xử
Vẫn còn rất nhiều những vấn đề mà chúng ta có thể thấy trong xã hội hiện này như:
- Đầu tiên, kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, HIV/AIDS, PrEP, các biện pháp an toàn,… chưa được phổ biến và tiếp cận rộng rãi. Nhất là các bạn trẻ và các em còn lứa tuổi học sinh cần phải nắm những kiến thức này để bảo vệ chính các em.
- Những người đang sử dụng PrEP lại bị cho là những người lăng nhăng và có nguy cơ cao. Điều này dẫn đến trường hợp tự kì thị khi bản thân sử dụng dịch vụ cũng như là tuân thủ điều trị bị đứt quãng,…
- Bên cạnh đó, xã hội vẫn còn tồn tại sự kỳ thị liên quan HIV/AIDS và định kiến giới đã làm cho những người thuộc cộng đồng này dần kép kín và khó tiếp cận hơn.
- Tiếp theo, PrEP chưa tiếp cận được hết các nhóm đích khi độ bao phủ còn hạn hẹp ( PrEP hiện có mặt ở 29/63 tỉnh thành) và những chính sách y tế còn hạn chế.
Với những vấn đề như vậy, chúng ta cần đề ra những giải pháp để khắc phục như sau:
- Tăng cường truyền thông, cung cấp thông tin qua các sự kiện cộng đồng, các mạng lưới tại địa phương, nhóm đồng đẳng,…
- Tăng cường truyền thông giảm kì thị phân biệt đối xử; Truyền thông đại chúng cung cấp thông tin mới về kiến thức HIV/AIDS, giới và xu hướng tính dục ma túy đá,…; Tăng cường, sáng tạo nhiều mô hình cung cấp dịch vụ, triển khai hiệu quả hơn nữa.
- Vận động các nhà tài trợ, ngân sách Nhà nước và địa phương tiếp tục mở rộng độ bao phủ triển khai PrEP, kết hợp đa dạng các mô hình đã triển khai và sáng kiến mới về cung cấp dịch vụ PrEP tại các tỉnh có dự án.
- Đẩy mạnh việc phối hợp với các ban ngành liên quan như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Bộ Giáo dục đào tạo, Hội học sinh, sinh viên để tiếp cận nhiều người nguy cơ cao nhiễm HIV được nhận dịch vụ dự phòng.
- Tuyên truyền, truyền thông các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong trường học như sinh hoạt, ngoại khóa…
Xã hội thay đổi, hình thái dịch cũng đã thay đổi, chính vì thế chúng ta cũng cần thay đổi cách nhìn, cách làm trong việc tiếp cận với nhóm đối tượng đích. Bằng nhiều nỗ lực khác nhau, chúng ta hi vọng rằng có thể ngăn chặn hoàn toàn HIV/AIDS vào năm 2023.