Các nhà nghiên cứu xác định rằng người nhiễm HIV khi bị mắc COVID-19 sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn 38% so với những người không nhiễm HIV.

 

Các nhà nghiên cứu từ Thụy Sĩ đã sử dụng dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2021 để tìm hiểu liệu những người đã bị nhiễm HIV và mắc COVID-19 có bị tăng nguy cơ gặp các triệu chứng nghiêm trọng và tử vong khi nhập viện, so với những bệnh nhân âm tính với HIV hay không. Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng, do bệnh nhân HIV có sẵn các vấn đề về hệ miễn dịch, nên họ có nguy cơ bị bệnh nặng khi nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn.

Các tác giả đã xác định được 19.655 người sống chung với HIV và 180.524 người âm tính với HIV, là những bệnh nhân đã bị nhiễm COVID-19, theo dữ liệu được ghi nhận từ Ứng dụng Lâm sàng COVID-19 toàn cầu (Global COVID-19 Clinical Platform) của WHO trong thời gian nghiên cứu. Đa số những bệnh nhân nhiễm HIV đều đang điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV).

Các tác giả cho biết, gần 40% bệnh nhân HIV khi nhiễm COVID-19 phải nhập viện trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch; và 24% số bệnh nhân này đã tử vong. Những bệnh nhân nhiễm HIV, và phải nhập viện do COVID-19 trong tình trạng bệnh nặng hoặc nguy kịch cao, thường có nguy cơ tử vong cao hơn những người có diễn biến bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Sau khi xem xét tuổi, giới tính, mức độ nghiêm trọng của bệnh khi nhập viện và các bệnh lý nền khác, các nhà nghiên cứu xác định rằng bệnh nhân nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn 38% so với những người không nhiễm HIV. Ngoài ra, những người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nặng hoặc nguy kịch cao hơn 15% so với những người âm tính với HIV, các tác giả cho biết thêm.

Ngoài ra, những người nhiễm HIV có thời gian trung bình từ khi nhập viện đến khi tử vong ngắn hơn và triệu chứng bệnh nặng hơn, so với những người không nhiễm HIV. Nhưng đối với những người có biểu hiện nhẹ đến trung bình, thời gian từ khi nhập viện đến khi tử vong ở những người nhiễm HIV lại lâu hơn so với những người không nhiễm HIV.


Hệ thống phòng khám Glink Việt Nam

  • Miền Nam
    • Phòng khám Tp.HCM 1: 224/28 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10 – Hotline: 0932108534Fanpage
    • Phòng khám Cần Thơ: 152/18A Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều – Hotline: 0787787455Fanpage
  • Miền Bắc
    • Phòng khám Hà Nội: 18 Ngõ 9, Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng – Hotline: 0931236534Fanpage
  • Miền Trung
    • Phòng khám Nghệ An: 5A/112 Lệ Ninh, phường Quán Bàu, thành phố Vinh – Hotline: 0913140234Fanpage

Tin liên quan

  • 6 Nhóm thuốc ARV bạn cần biết

    Có sáu loại thuốc kháng vi-rút chính. Các lớp khác nhau hoạt động ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời HIV để ngăn chặn nó tạo ra vi-rút mới. Nói chung, thuốc từ hai (hoặc đôi khi là ba) lớp được kết hợp để đảm bảo tấn công kết hợp vào HIV. Những điểm chính Có…

  • Tại sao phải tuân thủ điều trị HIV?

    Vì HIV cần điều trị suốt đời, điều quan trọng đối với người nhiễm HIV là thường xuyên đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Chăm sóc y tế đang thực hiện bao gồm theo dõi để đảm bảo chế độ điều trị HIV của một người đang kiểm soát vi-rút. 1….

  • Sàng lọc lao ở người có HIV

    Lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người có HIV. Tuy nhiên, nếu được sàng lọc thường xuyên và điều trị dự phòng sớm, kết hợp với việc tuân thủ điều trị ARV, người nhiễm HIV sẽ càng giảm khả năng mắc phải các bệnh lao. Tại Hội nghị Khoa học Quốc…

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED