Xác định thời điểm để xét nghiệm sàng lọc rất quan trọng khi bạn có nguy cơ tiếp xúc phải HIV gây ra AIDS. Sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ có khoảng thời gian HIV ủ bệnh trước khi làm bạn xét nghiệm để phát hiện ra chúng. Giai đoạn ủ bệnh này gọi là giai đoạn cửa sổ HIV. Bạn cần biết thời kỳ cửa sổ của HIV bạn vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác, chính vì thế kiêng quan hệ tình dục và không được sử dụng chung kim tiêm là điều bạn cần làm trong giai đoạn này.
Cần bao lâu để xét nghiệm HIV khi có nguy cơ?
Thời kỳ cửa sổ HIV của mỗi người thường khác nhau vì cơ thể bạn cần có thời gian để phản ứng với vi-rút cũng như số lượng của chúng đã đủ để làm xét nghiệm phát hiện ra. Có thể lấy ví dụ như sau: nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn vào tối thứ Sáu và xét nghiệm HIV vào sáng thứ Hai, xét nghiệm sẽ không thể phát hiện HIV hoặc kháng thể kháng HIV. Không có đủ thời gian để có kết quả dương tính, ngay cả khi vi-rút có trong cơ thể bạn.Để có kết quả sớm nhất, chính xác nhất, trước tiên hãy nhẩm thời điểm bạn tiếp xúc và liệu bạn có đang xuất hiện các triệu chứng hay không.Nếu bạn biết chính xác thời điểm bạn có thể đã tiếp xúc với HIV, hãy làm xét nghiệm 21 ngày sau đó (đối với xét nghiệm tìm kháng nguyên/kháng thể kháng HIV). Các xét nghiệm này chính xác hơn 99%. Nếu bạn đang có các triệu chứng của HIV, hãy đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và hỗ trợ nếu cần thiết bạn sẽ phải tiến hành xét nghiệm để có những khẳng định chắc chắn hơn.
Các loại xét nghiệm bạn cần biết?
Khoảng thời gian cũng khác nhau, tùy thuộc vào loại bài kiểm tra bạn thực hiện. Các loại xét nghiệm khác nhau bao gồm:
- Xét nghiệm kháng thể: là phương pháp xét nghiệm để tìm kiếm được những kháng thể có khả năng phản ứng với HIV. Hầu hết các xét nghiệm nhanh và xét nghiệm tại nhà đều thuộc loại này. Các xét nghiệm kháng thể cần thời gian chờ đợi lâu nhất sau khi nhiễm bệnh để có kết quả chính xác. Đối với hầu hết mọi người quá trình này mất từ 3 đến 12 tuần. Đối với một số người, có thể mất tới 6 tháng.
- Xét nghiệm kháng nguyên: Kháng nguyên là một phần của chính vi-rút và có thể được phát hiện trước khi cơ thể bạn bắt đầu tạo kháng thể. Thường xét nghiệm kháng nguyên sẽ cho ra kết quả sớm hơn so với xét nghiệm tìm kháng thể trong cơ thể (2 tuần kể tư khi có nguy cơ nhiễm HIV).
- Xét nghiệm axit nucleic (NAT): đối với phương pháp xét nghiệm này, không những sẽ cho bạn biết cơ thể bạn đang có phản ứng với HIV hay không mà nó còn kiếm tra được tải lượng HIV có trong cơ thể bạn. Về mặt hạn chế, xét nghiệm NAT cần đảm bảo cơ thể bạn có đủ số lượng tế bào nhiễm HIV để chúng được phát hiện. Bạn có thể có kết quả xét nghiệm âm tính nếu tải lượng vi-rút trong cơ thể vẫn còn thấp. NAT có thể cho bạn biết nếu bạn bị nhiễm HIV sớm nhất là từ 7 đến 28 ngày sau khi nhiễm vi-rút. Phương pháp xét nghiệm này cho kết quả nhanh nhất, nhưng cũng đắt nhất. Các bác sĩ thường không sử dụng xét nghiệm NAT trừ khi bạn có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao.
Tóm lại, Xét nghiệm kháng thể thường có thể phát hiện HIV từ 21 đến 90 ngày sau khi phơi nhiễm. Hầu hết các xét nghiệm nhanh và tự xét nghiệm là xét nghiệm kháng thể.
Xét nghiệm nhanh kháng nguyên/kháng thể được thực hiện bằng máu từ đầu ngón tay thường có thể phát hiện HIV từ 14 ngày sau khi phơi nhiễm.
Xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể trong phòng thí nghiệm sử dụng máu từ tĩnh mạch thường có thể phát hiện HIV từ 14 ngày sau khi phơi nhiễm.
Xét nghiệm axit nucleic (NAT) thường có thể phát hiện HIV từ 7 ngày sau khi phơi nhiễm.
Xét nghiệm NAT là cần thiết khi:
- Làm xét nghiệm cho một đứa trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV
- Tham gia thử nghiệm vắc-xin HIV
- Có kết quả không rõ ràng từ một bài kiểm tra trước đó
- Đang làm xét nghiệm sau khi đã biết phơi nhiễm nhưng trước khi phát hiện kháng thể HIV
Cách duy nhất để biết chắc chắn tình trạng nhiễm HIV của bạn là làm xét nghiệm. Bảo vệ bản thân và những người khác khỏi khả năng phơi nhiễm trong khi chờ xét nghiệm chính xác.
Kết quả xét nghiệm HIV trong giai đoạn cửa sổ HIV
Xét nghiệm HIV trong giai đoạn này sẽ có 2 trường hợp:
- Khi kết quả là âm tính (Negative), điều này có nghĩa là người xét nghiệm không bị nhiễm HIV.
- Một số ít trường hợp kết quả âm tính giả nghĩa là người đó có HIV nhưng kết quả xét nghiệm lại cho thấy người đó không nhiễm. Xét nghiệm cửa sổ HIV sẽ cho kết quả âm tính giả. Cơ thể người đó đã nhiễm vi rút HIV nhưng cơ thể chưa tạo ra kháng thể chống lại vi rút HIV nên xét nghiệm cho kết quả âm tính.
Trường hợp có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ nhưng khi xét nghiệm cho kết quả âm tính thì 1-3 tháng sau xét nghiệm lại HIV là cần thiết để đảm bảo có nhiễm HIV hay không vì rất có thể thời điểm xét nghiệm đang ở giai đoạn cửa sổ.
Vậy thì, HIV trong giai đoạn này có khả năng lây nhiễm hay không?
Trong thời kỳ cửa sổ, mặc dù có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng thực chất vi-rút đã xâm nhập vào cơ thể và đang sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, ngay cả trong thời kỳ cửa sổ, người nhiễm bệnh vẫn có thể truyền HIV cho người khác.
Do có khả năng lây nhiễm cho người khác nên ngay cả khi kết quả xét nghiệm âm tính, người bệnh vẫn cần chủ động phòng ngừa và sử dụng các biện pháp bảo vệ cho những người xung quanh trong thời gian này.
Triệu chứng trong giai đoạn cửa sổ nhiễm HIV thường gặp:
Trong giai đoạn cửa sổ nhiễm HIV, người nhiễm bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh cúm sau khi vi-rút bắt đầu lây lan trong cơ thể và thường diễn ra từ 2 đến 4 tuần.
Các triệu chứng thông thường bao gồm sốt, phát ban, sưng hạch, đau họng, đau cơ, khó chịu, mệt mỏi, lở miệng và thực quản. Một số triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm nhức đầu, buồn nôn, nôn, sưng lá lách và gan, sụt cân, tưa miệng và các triệu chứng thần kinh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải các triệu chứng trên, có một số người không có bất kỳ biểu hiện nào trong giai đoạn này. Ngay cả khi bệnh nhân đi khám bác sĩ, họ có thể bị chẩn đoán nhầm là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến này với các triệu chứng và dấu hiệu tương tự. Vì vậy, bạn nên đi xét nghiệm định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời, tránh để bệnh lây lan cho người khác.
Nếu bạn biết hoặc nghi ngờ bản thân có thể nguy cơ nhiễm HIV, hãy liên hệ với phòng khám trong mạng lưới Glink gần nhất để được tư vấn, xét nghiệm HIV và hỗ trợ điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV (PEP)!