Các triệu chứng cảnh báo nhiễm vi rút HIV đa phần là giống nhau ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số khác biệt đặc trưng giữa các giới tính. Đặc biệt là nam giới, khi hầu hết phái mạnh thường chủ quan trong việc phát hiện các dấu hiệu khi nhiễm.

Những triệu chứng sớm khi nhiễm HIV

Tương tự như nữ giới khi nhiễm vi-rút HIV, cánh mày râu không phải lúc nào cũng có triệu chứng cụ thể, dẫn đến việc phát hiện gặp nhiều khó khăn và thường nhầm lẫn sang các tình trạng sức khỏe khác, nhiều nhất là cảm cúm. Tình trạng cơ thể lúc đó sẽ gồm: sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau họng, phát ban. Một số trường hợp ít gặp hơn có thể đổ mồ hôi về đêm, đau cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết.

Các triệu chứng ban đầu nêu trên xảy ra từ 2 đến 4 tuần sau lây nhiễm và dễ bị bệnh nhân bỏ qua, vì vậy khoảng thời gian này được gọi là giai đoạn cấp tính hoặc sơ cấp (thời kỳ cửa sổ). Những dấu hiệu nhiễm Vi-rút HIV có thể khác nhau  nên không phải ai cũng sẽ có cùng một tập hợp các triệu chứng, thậm chí một số cá thể còn không có bất kỳ dấu hiệu nào trong một thời gian dài. Nếu không chú ý, nhiều người sẽ không nhận ra bản thân đã bị lây nhiễm, vô tình tạo cơ hội cho vi rút dễ dàng nhân đôi hàng nghìn bản sao trong cơ thể, làm tăng khả năng lây truyền sang người khác.

Để được tư vấn xét nghiệm HIV, vui lòng liên hệ [tại đây]. Hoặc chat qua zalo (0932108534), messenger với biểu tượng trên màn hình.

Những triệu chứng đặc trưng của nam giới nhiễm HIV

  1. Giảm ham muốn tình dục: Là dấu hiệu của thiểu năng sinh dục, hay còn được hiểu theo cách khác là tinh hoàn không sản xuất đủ hoóc-môn sinh dục testosterone. Từ đó gây ra một vài tình trạng như:
  • Rối loạn cương dương.
  • Mệt mỏi.
  • Phiền muộn, trầm cảm.
  • Vô sinh.
  • Lông, râu trên cơ thể và mặt mọc ít, thưa thớt.
  • Phát triển mô tuyến vú.
  1. Vết loét trên dương vật: Là một trong số biểu hiện phổ biến của nhiễm HIV ở nam giới. Những vết loét hở gây đau đớn còn xuất hiện trên miệng, thực quản hoặc hậu môn, và tái phát nhiều lần.
  2. Đau, nóng rát khi tiểu tiện: Ở một số trường hợp, đây còn là triệu chứng của nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu, chlamydia) nhằm báo hiệu tình trạng sưng tuyến tiền liệt, một tuyến nhỏ nằm bên dưới bàng quang. Đặc điểm này được gọi là bệnh viêm tuyến tiền liệt, dù đôi khi sẽ do nhiễm trùng từ vi khuẩn gây ra. Song song đó, khi bị viêm tuyến tiền liệt, bệnh nhân sẽ có thêm một số triệu chứng sau:
  • Đau khi xuất tinh.
  • Số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Nước tiểu đục hoặc có máu.
  • Đau ở bàng quang, tinh hoàn, dương vật hoặc vùng giữa bìu và trực tràng.
  • Đau ở lưng dưới, bụng hoặc bẹn.

Lưu ý: Cả nam lẫn nữ nếu nhiễm HIV đều có thể bị nhiễm trùng nấm men ở miệng, còn được gọi là bị tưa miệng hay nấm Candida miệng. Dấu hiệu để nhận biết là người nhiễm sẽ bị sưng tấy, có một lớp phủ dày màu trắng trên miệng, lưỡi và cổ họng.

Phái mạnh nên chú ý và quan tâm đến sức khỏe bản thân hơn khi phát hiện bất kỳ một triệu chứng nào ở trên, vì ngoài là chỉ điểm của vi-rút HIV, chúng còn là biểu hiện của các bệnh lý khác. Do đó, cần thông báo và thăm khám sớm nhất tại các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp lúc.

Những thông tin cần thiết cho người có nguy cơ nhiễm hoặc đã nhiễm HIV

Sau giai đoạn đầu, khi vi-rút HIV hoàn toàn “chiến thắng” hệ thống miễn dịch của người bị nhiễm, nó sẽ phát triển với tốc độ chậm lại để khiến bệnh nhân không nhận thấy được bất kỳ triệu chứng nào, sức khỏe thì vẫn ổn định, dù chúng đang tiếp tục tái bản quá trình nhân lên của mình để phá hủy các kháng thể bảo vệ sức khỏe bên trong cơ thể. Giai đoạn này được gọi là nhiễm HIV mạn tính.

Nếu nghi ngờ bản thân có nguy cơ và đã phơi nhiễm với HIV, thì dù có các triệu chứng chung hay đặc trưng cho giới hoặc không có đi chăng nữa, bạn phải luôn theo dõi, thông báo càng sớm càng tốt cho lực lượng y tế và quan trọng là phải làm xét nghiệm khẳng định.

Việc dùng thuốc điều trị để kháng vi-rút (ART) nếu nhiễm HIV sẽ giúp giảm đi tải lượng vi rút trong cơ thể, giữ cho hệ thống miễn dịch luôn được khỏe mạnh, đồng thời ngăn làm lây truyền HIV cho người khác và tránh được các biến chứng từ các bệnh nhiễm trùng cơ hội về sau. Ngoài ra, khi dùng ART đều đặn, người nhiễm có thể kéo dài giai đoạn nhiễm HIV mạn tính lên hàng chục năm, cùng một sức khỏe, tuổi thọ như người không nhiễm.

Tuy nhiên, nếu không chịu khó trong quá trình điều trị, giai đoạn mạn tính chỉ ở khoảng 10 đến 15 năm rồi dần bước qua giai đoạn cuối cùng của HIV, là AIDS. Đây là thời điểm vi rút đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống miễn dịch của con người, cơ thể bệnh nhân sẽ không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng cơ hội, là nguyên nhân dẫn tới tử vong khi sức khỏe ngày một suy yếu.

Qua đó hiểu được rằng, người có HIV uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định đến mức đạt được và duy trì tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện sẽ không có nguy cơ lây truyền bệnh cho bạn tình và những người xung quanh. Việc uống thuốc sớm, liên tục và tuân thủ nguyên tắc điều trị cũng giúp người nhiễm giảm nguy cơ tử vong vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Bài viết có tham khảo từ: HIV Symptoms in Men, WebMD Medical Reference

Tin liên quan

  • Cẩn trọng với bệnh đầu mùa khỉ: đã phát hiện 5 ca nhiễm ở Tp.HCM

    Trong xu thế toàn cầu hóa, giao thương du lịch dễ dàng giữa các quốc gia như hiện nay, nguy cơ bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào và lây lan là hoàn toàn có thể. Các ca đậu mùa khỉ lây nhiễm nội địa chứng tỏ bệnh đã du nhập vào Việt Nam và…

  • Tăng huyết áp và HIV

    Huyết áp là áp lực mà trái tim đang của bạn tạo ra trong các mạch máu mang máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy việc đo huyết áp thường xuyên là rất quan trọng. Tăng huyết áp có thể gây căng thẳng…

  • Thử nghiệm giả thuyết lặp đi lặp lại trong nghiên cứu vắc-xin HIV: hướng tới thành công

    Sự phát triển của vắc-xin HIV vẫn là một mục tiêu quan trọng đối với sức khỏe toàn cầu. Các phương pháp phòng ngừa mới và đang nổi lên, chẳng hạn như dự phòng trước phơi nhiễm tác dụng kéo dài, có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, nhưng người ta chấp nhận…

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED