HIV/AIDS có thể nói đã ăn sâu bén rễ vào đời sống và sinh hoạt của loài người khi dịch bệnh này đã xuất hiện từ đầu những năm 1970 đến nay và chưa thể chấm dứt hoàn toàn được. Với hình thái dịch bệnh HIV/AIDS đã thay đổi dường như sẽ là nguy cơ khiến cho mọi nỗ lực phòng chống dịch của chúng ta từ trước tới nay thành lãng phí. Không còn là lây truyền chủ yếu qua đường máu, HIV/AIDS nay đang bùng lên qua đường tình dục khi con đường này dần trở thành đường lây chủ yếu. Và theo thường lệ, ngày 1 tháng 12 hằng năm mang tên gọi World AIDS Day – Ngày thế giới phòng chống AIDS nhằm kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do lây nhiễm HIV và đồng thời là dịp để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.
Nguồn gốc
Cha đẻ của “Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” là James W. Bunn và Thomas Netter, khi đề xuất của hai ông được chấp nhận và đồng ý với ngày đầu tiên áp dụng vào ngày 1 tháng 12 năm 1988.
Năm 1997, Liên Hiệp Quốc đã lập ra “Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS” với chủ đề tập trung vào Phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em và người trẻ và kéo dài trong 2 năm đầu. Nhưng nhận thấy được sự bất cập khi vấn đề là tất cả mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm HIV và bệnh AIDS cho nên chiến dịch gặp nhiều sự chỉ trích vào những năm tháng đó.
Năm 2004, “Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS” đã trở thành một tổ chức độc lập.
UNAIDS bắt đầu hỗ trợ Việt Nam ngay từ năm 1996 — năm thành lập của tổ chức. Một Cố vấn chương trình quốc gia được phái đến Việt Nam và một văn phòng nhỏ được mở tại trụ sở của Bộ Y tế cũng vào năm này, khởi đầu hoạt động của văn phòng UNAIDS tại Việt Nam.
Từ đó đến nay, UNAIDS đã phát triển lớn mạnh trong vai trò dẫn dắt đáp ứng với HIV trên toàn thế giới cũng như ở cấp độ quốc gia. Hỗ trợ của UNAIDS dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng đã gia tăng đáng kể.
Mục tiêu
- Giảm bớt một số kỳ thị xung quanh căn bệnh này, và giúp thúc đẩy sự nhìn nhận vấn đề là một bệnh gia đình.
- Nâng cao nhận thức và kêu gọi tầm soát HIV hiệu quả cho mọi người, giữ an toàn đối với bạn tình, gia đình và xã hội.
- Tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, để AIDS không còn là một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng.
Biểu tượng và ý nghĩa
Dải băng đỏ là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV và những người bị bệnh AIDS.
Với hình tượng dải băng đỏ, có thể là buộc ở cổ tay hoặc được để ở những nơi trang trọng, chính là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV và những người bệnh AIDS.
Lời kêu gọi hành động
Thực tế cho thấy các bệnh xã hội nói chung và AIDS nói riêng đã trở thành một trong các dịch bệnh phá hoại lớn nhất trong lịch sử. Cho đến nay chúng ta vẫn đang tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra lọai vắc xin, thuốc đặc hiệu để tiêu diệt HIV.
Mặc dù gần đây, việc điều trị và phòng chống HIV đã được cải thiện ở nhiều vùng trên thế giới, nhưng tỉ lệ người mắc HIV và số lượng người chết vì AIDS vẫn là rất lớn. Vì vậy, biết cách tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.
#Glink #AIDS #WorldAIDSDay